Truyền đạo cho dân Slavian Giáo_hoàng_Nicôla_I

Hai anh em Constantinô (sau đổi thành Cyrillô) và Mêthôđiô sinh tại Thessalonica, nơi có đông người Slavia ở. Cả hai nói rành tiếng ấy. Cyrillô còn trẻ, rất thông minh, chính ông đã tìm thấy hài cốt thánh Clêmentê Giáo hoàng ở Cherson, nơi ông này qua đời, trong khi lưu đày. Cyrillô chế ra cho họ một mẫu tự pha phách tiếng Hylạp, Hipri và Copte (Aicập) đó là mẫu tự Glagolitique tổ tiên của mẫu tự Nga ngày nay. Người dịch Phụng vụ ra tiếng Slavia và viết bằng mẫu tự Glagolitique người vừa chế ra. Năm 863 hai anh em tới Moravia.

Công việc không dễ dàng gì. Các thừa sai Latinh, nghĩa là người Nhật Nhĩ Man, gây khó dễ và việc các vua Carôlô người Đức can thiệp không ngừng bằng vũ lực vào xứ này rất nguy hiểm cho Cyrillô và Mêthôđiô. Bất chấp tất cả, và nhờ biết tiếng, hai ông đã đạt được nhiều tiến bộ nhanh chóng: quần chúng bắt đầu lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Việc này làm người Tây Phương đâm lo – đối với họ việc dùng tiếng Slavia trong Phụng vụ có vẻ phạm thượng và họ tố cáo lên Đức Giáo hoàng rằng, những người đang cạnh tranh với họ kia là những kẻ rối đạo nguy hiểm.

Năm 868, trong khi hai anh em chờ tàu ở Vênêzia để đưa mấy môn đệ của họ về Byzancia xin chịu chức, bản thân hai ông chưa phải là Giám mục. Đúng lúc này thì cho họ nhận được lệnh Đức Nicôla I mời đến Roma để biện minh. Khi hai đấng đến Roma, trong hành lý có một món quà đẹp nhất mà người ta có thể dâng lên Đức Giáo hoàng là hài cốt Thánh Clêmentê. Thế là mọi sự êm xuôi.